Kiến nghị xử lý tài chính hơn 50 tỷ đồng tại BQL dự án ODA Cần Thơ
Kiến nghị xử lý tài chính hơn 50 tỷ đồng tại BQL dự án ODA Cần Thơ
Kiểm toán Nhà nước vừa đôn đốc Ban Quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức TP Cần Thơ thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán tại Ban Quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức TP Cần Thơ (BQL dự án ODA TP Cần Thơ) từ ngày 24/9/2020 đến 12/11/2020. Đoàn Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của độ thị (gọi tắt là Dự án).
BQL dự án ODA TP Cần Thơ.
Nhiều sai phạm, yếu kém cần khắc phục
Kết quả kiểm toán cho thấy, trong quá trình tổ chức quản lý, triển khai thực hiện Dự án, BQL dự án ODA TP Cần Thơ còn tồn tại nhiều hạn chế. Nếu không được xử lý, khắc phục kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án, ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả đầu tư Dự án.
Cụ thể, trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án còn có một số tồn tại, hạn chế như báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được phê duyệt sau khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi. Nội dung thẩm định dự án đầu tư không đầy đủ theo quy định. Một số hạng mục đầu tư của Dự án chưa có trong quy hoạch được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Áp dụng định mức, đơn giá, tính toán khối lượng sai với giá trị. Một số hạng mục trong tổng mức đầu tư xác định thiếu căn cứ, cơ sở.
Công tác lập, thẩm định thiết kế, dự toán còn một số tồn tại, hạn chế như sai đơn giá, định mức, sai khối lượng làm tăng giá trị dự toán một số gói thầu. Dự toán các gói thầu tư vấn giám sát vượt mức trần quy định.
Xây dựng đề cương nhân sự và lập dự toán một số gói thầu tư vấn với một số nhân sự không có nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, không phục vụ cho nội dung báo cáo và trùng giữa các gói thầu tư vấn thực hiện trong cùng thời điểm.
Công trình Kè sông Cần Thơ (thuộc Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị).
Công tác lựa chọn nhà thầu còn tồn tại hạn chế như hồ sơ mời thầu không quy định chặt chẽ, thận trọng. Quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát không có hồ sơ, tài liệu để xem xét và làm rõ mức lương chuyên gia, chi phí xã hội và chi phí quản lý chung trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có hợp lý hay không. Không kịp thời phát hiện một số nội dung không hợp lý của hồ sơ dự thầu để làm rõ, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có).
Thời gian chấm xét thầu một số gói thầu kéo dài, không đảm bảo quy định. Việc thương thảo, ký kết hợp đồng và quản lý thực hiện hợp đồng còn tồn tại hạn chế như hợp đồng tư vấn giám sát không nêu cụ thể mức thu hồi tạm ứng. Chưa thực hiện điều chỉnh giá đối với các gói thầu xây lắp. Thu hồi tạm ứng một số gói thầu chưa đầy đủ kịp thời.
Công tác quản lý chi phí đầu tư còn sai sót về khối lượng. Quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn giám sát, mặc dù số lượng chuyên gia tư vấn huy động ít hơn nhiều so với kế hoạch nhưng Chủ đầu tư vẫn phải thanh toán cho nhà thầu giá trị trọn theo tháng đối với một số chi phí hoàn trả.
Nhiều gói thầu xây lắp bị kéo dài, phải gia hạn nhiều lần. Công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn, kế hoạch chi tiêu hàng năm không sát đúng, phù hợp với thực tiễn thực hiện dự án. Một số thời điểm, số dư trên tài khoản tạm ứng vốn vay ODA có giá trị lớn ảnh hưởng đến tính kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn.
Việc trích chi phí quản lý dự án không phù hợp với tình hình quản lý dự án.
Tổng kiến nghị xử lý tài chính hơn 50 tỷ đồng
Từ những yếu kém, sai phạm trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính với số tiền hơn 50 tỷ đồng. Trong đó, kiến nghị thu hồi nộp Ngân sách Nhà nước các khoản chi sai chế độ hơn 1 tỷ đồng.
Giảm thanh toán hơn 2,1 tỷ đồng do nghiệm thu thanh toán sai khối lượng, đơn giá, định mức. Giảm giá trị khi nghiệm thu quyết toán (phần khối lượng hợp đồng còn lại chưa nghiệm thu thanh toán hơn 4,8 tỷ đồng).
Thu hồi các khoản tạm ứng chưa thu hồi đủ theo quy định là hơn 8,5 tỷ đồng.
Công trình đường nối Cách Mạng Tháng Tám đến đường tỉnh 918 bị nhiều người dân phản ứng, nghi ngờ cao trình.
Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị xử lý hơn 31,8 tỷ đồng do chưa đủ điều kiện xác nhận chi phí quản lý dự án đã trích vào dự án trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019.
Rà soát xác định nhân sự, nhiệm vụ trùng tại gói thầu TV4-CĐ và gói thầu TV5-TĐC (số tiền kiến nghị xử lý hơn 2,1 tỷ đồng).
Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trước ngày 30/6/2021.
Tuy nhiên, hết thời hạn nói trên, BQL dự án ODA TP Cần Thơ vẫn chưa có báo cáo gửi Kiểm toán Nhà nước. Từ đó, Kiểm toán Nhà nước gửi công văn đôn đốc BQL dự án ODA Cần Thơ thực hiện các kiến nghị và báo cáo kết quả với Kiểm toán Nhà nước.
Được biết, Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của độ thị đang chậm tiến độ dẫn đến phải thực hiện thủ tục đàm phán gia hạn giải ngân Hiệp định vay, Hiệp định tài trợ vốn ODA với Nhà tài trợ World Bank do thời điểm đóng các Hiệp định đang có hiệu lực hiện nay là vào tháng 6/2022.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm:
Thời điểm này, quận Ô Môn đang tập trung cao độ cho công tác...
Ở một nơi đang có tốc độ đô thị hóa như Cần Thơ thì các...
Nam A Bank Cần Thơ khai trương trụ sở mới đáp ứng nhu cầu...
Dự án thành phần 2 thuộc tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ...
Trong 5 dự án được thống nhất giao chi tiết vốn đầu tư công...
Với vị trí giao thoa giữa hai thành phố năng động vùng ĐBSCL...
Sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư đất là lựa chọn...
Cần Thơ sẽ có thành phố sân bay khoảng 10.000ha, Thông tin này...
Liên hệ ký gửi nhà đất