Phong thủy cho nhà ở từ góc độ vật liệu

Phong thủy cho nhà ở từ góc độ vật liệu

Phong thủy cho nhà ở từ góc độ vật liệu

Vật liệu xây dựng (VLXD) có ảnh hưởng đến con người qua các giác quan. Màu sắc tác động lên thị giác, bề mặt vật liệu tác động lên xúc giác, khứu giác… Do đó nó cũng phần nào ảnh hưởng đến sự an lành của gia chủ.

Lựa chọn và sử dụng VLXD phù hợp với mục đích cũng như vị trí sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

Tác động của các loại vật liệu lên cuộc sống

Mỗi loại vật liệu xung quanh ta đều chứa một năng lượng riêng. Thuật phong thủy quan niệm mọi vật chất đều mang những tính chất của ngũ hành, chúng ảnh hưởng tới khí của khu vực chúng ta đang sống.

Những vật liệu có bề mặt sáng bóng như nhôm, kính mang tính dương, giúp khí di chuyển nhanh hơn. Ngược lại, bề mặt nhám, thô... lại làm chậm dòng khí. Do vậy những nơi cần sự năng động như phòng làm việc, phòng khách… dùng chất liệu hiện đại như nhôm, inox…là sự lựa chọn phù hợp.

Đối với những khu vực cần yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng giả trí… thì nên dùng các vật liệu mang tính âm, xuất xứ từ thiên nhiên như gỗ, mây, tre, lục bình… Chúng sẽ cho bạn cảm giác bình tâm và tốt cho sức khỏe.

Một vài cách lựa chọn vật liệu theo ngũ hành

- Gỗ thuộc hành mộc. Các loại gỗ có bề mặt nhẵn bóng sẽ giúp khí lưu chuyển mạnh, nên dùng lát sàn nhà.

- Các loại đá ốp lát thuộc hành thổ. Chúng mang lại cảm giác vững chắc, thích hợp để lát cầu thang, mặt bép nấu.

- Các vật liệu bằng kim loại như thép, inox có bề mặt bóng sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển khí, nên dùng cho khu vực ứ đọng như bếp hoặc nhà tắm.

Bởi vậy, cũng như các nguyên lý phong thủy khác, sử dụng vật liệu trong nhà cửa là cả một quá trình được tích lũy qua thời gian và có nhiều nguyên tắc cần tuân thủ. Có rất nhiều tiêu chí nhưng tập trung cơ bản ở "5Đ".

Đủ

Ngôi nhà không phải là nơi tập hợp, phô trương các chủng loại vật liệu, nhất là vật liệu hoàn thiện, ví dụ như quá nhiều mẫu gạch ốp lát, nhiều loại gỗ khác nhau... Chọn vật liệu vừa đủ, khai thác hết khả năng của vật liệu sẽ giúp nội khí toàn nhà luôn quân bình hơn là vật liệu chắp vá, thiếu đồng bộ hoặc quá dư thừa.

Đúng

Vật liệu phải dùng đúng nơi đúng chỗ, trong - ngoài rạch ròi, tránh lẫn lộn hoặc dùng các vật liệu thiếu bền vững mà lại để tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, vật liệu phải tương thích với không gian, ví dụ như phòng karaoke nên dùng vật liệu hút âm tốt như gỗ, tấm xốp, vải... hơn là dùng đá hay kính.

Đáng

Dùng vật liệu phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế, nếu không đáng phải sử dụng vật liệu đắt tiền thì nên cân nhắc. Đây cũng là yếu tố ngũ hư trong phong thủy truyền thống. Cha ông ta ngày xưa chọn vật liệu rất thích đáng, bền chắc mà vẫn rất giản dị theo quan điểm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cần giảm thiểu các tác động che phủ, ví dụ như lợp mái ngói, nếu không cần thiết mà lại đóng thêm trần thì vật liệu ngói chỉ còn tác dụng về mặt che chắn bên ngoài.

Đẹp

Vẻ đẹp vật liệu làm nên vẻ đẹp ngôi nhà. Vật liệu đẹp trước tiên là vật liệu chân thực, được xử lý và tạo ra được các tố chất cơ bản của loại vật liệu đó, ví dụ như gỗ có vân hay vải có sớ. Mặt khác, vẻ đẹp vật liệu phải có một giá trị lưu giữ nhất định qua thời gian, đồng thời phải thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì sửa chữa. Và cũng không lẫn lộn vật liệu xây dựng với vật liệu làm đồ mỹ nghệ.

Độc

Nếu ngôi nhà khi xây dựng đã đạt được tất cả những tiêu chí trên, hãy chọn lựa thêm một chút vật liệu lạ, độc đáo để làm duyên mà vẫn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như phong cách chung. Vật liệu độc đáo sẽ làm nên phong cách riêng của không gian và giúp nổi bật khí, tạo những điểm nhấn bên trong cũng như ngoài nhà.

Tóm lại, sinh khí của ngôi nhà thông qua cách sử dụng vật liệu luôn có sự thay đổi và chuyển biến đáng kể, bắt đầu là sự bình ổn (nhờ dùng đủ và đúng), sau đó là sự hài hòa (nhờ đẹp và xác đáng) và cuối cùng là sự gia tăng khí (nhờ sự độc đáo). Ở bài tiếp theo, Báo Điện tử Xây dựng sẽ giới thiệu kỹ hơn về cách lựa chọn VLXD theo khoa học phong thủy để độc giả có thể tham khảo trước khi quyết định lựa chọn cho không gian nhà mình.

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm:

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1966 (Bính Ngọ)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1966 (Bính Ngọ)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1966. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹo cho tuổi 1967 (Đinh Mùi)
Phong thủy nhà đẹo cho tuổi 1967 (Đinh Mùi)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1967. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1968 (Mậu Thân)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1968 (Mậu Thân)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1968 Mậu Thân. Trong Bát...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1969 (Kỷ Dậu)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1969 (Kỷ Dậu)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1969. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1970 (Canh Tuất)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1970 (Canh Tuất)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1970. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1971 (Tân Hợi)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1971 (Tân Hợi)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1971. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1972 (Nhâm Tý)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1972 (Nhâm Tý)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1972. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1973 (Quý Sửu)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1973 (Quý Sửu)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1973. Trong Bát Trạch Tam...

Liên hệ ký gửi nhà đất