Ý nghĩa phong thủy của cây Bạch Mã Hoàng Tử
Ý nghĩa phong thủy của cây Bạch Mã Hoàng Tử
Với thân cây trắng mảnh cùng những tán lá xanh xen kẽ gân trắng toát lên vẻ sang trọng, quý tộc như một chàng trai lịch lãm, cây Bạch Mã Hoàng Tử trở thành một trong những loại cây hợp phong thủy được ưa chuộng để trang trí nhà ở, văn phòng hiện nay.
Ý nghĩa phong thủy cây bạch mã hoàng tử không phải ai cũng biết
Cây Bạch Mã Hoàng Tử còn gọi là cây Bạch Mã, có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, là loài cây có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới. Đây là loại cây thuộc thân thảo, dạng bụi, sống lâu năm chiều cao khoảng 0,3-1,8m, tán rộng 0,3-1m.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử
Bạch mã đẹp nổi bật từ thân cây thẳng tắp, màu trắng lạ mắt cùng với sống lá và gân màu trắng, hình bầu dục lớn, vươn dài và lá mọc dàn đều tạo tán tròn.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử được ưa chuộng đặt phía sau cửa văn phòng làm việc vừa hợp phong thủy vừa thanh lọc không khí trong môi trường máy lạnh.
Người ta thường đặt cây Bạch Mã Hoàng Tử trong phòng với tác dụng bảo vệ sức khỏe như: làm tăng độ ẩm không khí, điều hòa không khí nhất là trong môi trường thường xuyên sử dụng máy lạnh, trong văn phòng.
Cây cũng được sử dụng để trang trí dọc hành lang, lối đi của các văn phòng công ty, tòa nhà chung cư.
Cây được trưng dụng để tạo mảng xanh và trang trí cho không gian nhà hàng nhằm làm tăng vẻ sang trọng, quý phái.
Cây trung bình với kích thước bụi cây nhỏ từ 25 – 35 cm, cây Bạch Mã Hoàng Tử thường được chọn trồng vào những chậu nhỏ để trang trí trên bàn hoặc cửa sổ.
Đặt trên bàn làm việc một chậu cây Bạch Mã Hoàng Tử trồng thủy sinh sẽ mang lại phong thủy tốt cho gia chủ mệnh Thủy.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử được trồng trong chậu nhỏ, đặt trên bàn làm việc với mong muốn đem lại sự may mắn và thăng tiến trong công việc.
Theo ngôn ngữ Hán Việt, “bạch mã” có nghĩa là sự thăng tiến, thuận buồm xuôi gió trong công việc cũng như cuộc sống và với ngoại hình toát lên tố chất của một nam nhi, thẳng thắn, cương trực nên lại càng thích hợp làm quà tặng cho nam giới.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử được trồng trong chậu sứ cao màu trắng không những làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng của không gian mà còn giúp tạo điểm nhấn xanh hoàn hảo.
Tuy nhiên, cây Bạch Mã Hoàng Tử có độc nhiều nhất ở trong quả của cây và nếu tiếp xúc với nhựa mủ của cây thì cũng có thể bị trúng độc. Dù cho độc tính của cây bạch mã hoàng tử nhẹ hơn so với các loài cây khác, nhưng gia chủ cũng cần chú ý đến trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà nếu có trồng loại cây này.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm:
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1966. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1967. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1968 Mậu Thân. Trong Bát...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1969. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1970. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1971. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1972. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1973. Trong Bát Trạch Tam...
Liên hệ ký gửi nhà đất