Lý giải ngũ hành tương sinh – tương khắc đơn giản và chi tiết nhất
Lý giải ngũ hành tương sinh – tương khắc đơn giản và chi tiết nhất
Trong phong thủy từ xưa đến nay thì các quan hệ ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp và giải đáp tất cả những câu hỏi liên quan về quy luật ngũ hành trong phong thủy.
Những kiến thức này sẽ được phân tích chi tiết và dễ hiểu. Cho dù là những người chưa biết gì về phong thủy cũng sẽ hiểu sâu hơn và nắm được rất chắc chắn những điều còn đang thắc mắc.
Tổng quan về ngũ hành trong phong thủy
Theo nhiều tài liệu khoa học thì “ngũ hành” đã được đưa vào nghiên cứu và sử dụng từ rất lâu đời tại Trung Quốc. Lý thuyết triết học cổ Trung Hoa đã chỉ ra rằng: vạn vật trên trái đất đều sinh ra và tồn tại dựa trên 5 yếu tố cơ bản là Kim (金) – Mộc (木) – Thủy (水) – Hỏa (火) – Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là ngũ hành. Trong đó:
– Kim là kim loại có độ cứng và màu sắc khác nhau.
– Mộc là cây cối mọc từ dưới đất lên, có cao – thấp, cong – thẳng.
– Thủy là nước ở trên trời rơi xuống, trong lòng đất hay trong ao, hồ, sông, suối… hoặc nước bốc hơi thành sương mù.
– Hỏa là lửa cháy được lưu hành khi đốt cháy vạn vật.
– Thổ là đất ở khắp mọi nơi, có cứng có mềm, có cao có thấp.
Ngũ hành bao gồm 3 đặc tính quan trọng gồm:
– Lưu hành: là cách mọi vật chất tồn tại, chuyển động trong không gian và thời gian.
– Luân chuyển: vận chất dưới sự tác động từ các yếu tố xung quanh sẽ đều có sự tồn tại
– Biến đổi: việc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác của vật chất là điều rất bình thường để chúng có thể tiếp tục tồn tại.
Các quy luật ngũ hành chính là việc thể hiện sự chuyển hóa, tác động qua lại giữa vạn vật giúp các vật chất tồn tại và phát triển. Điều này được cụ thể hóa, diễn giải chi tiết hơn thông qua hai quy luật đó là: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc.
Bảng tra mệnh ngũ hành theo năm sinh
Để tiện theo dõi các thông tin bên dưới thì bạn cũng nên biết năm sinh của mình thuộc mệnh gì. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau.
Ngũ Hành | Nạp âm | Năm sinh |
Kim | Sa Trung Kim | 1954, 1955, 2014, 2015 |
Kiếm Phong Kim | 1932, 1933, 1992, 1993 | |
Kim Bạch Kim | 1962, 1963, 2022, 2023 | |
Bạch Lạp Kim | 1940, 1941, 2000, 2001 | |
Thoa Xuyến Kim | 1970, 1971, 2030, 2031 | |
Hải Trung Kim | 1924, 1925, 1984, 1985 | |
Mộc | Bình Địa Mộc | 1958, 1959, 2018, 2019 |
Tang Đố Mộc | 1972, 1973, 2032, 2033 | |
Thạch Lựu Mộc | 1980, 1981, 2040, 2041 | |
Dương Liễu Mộc | 1942, 1943, 2002, 2003 | |
Đại Lâm Mộc | 1928, 1929, 1988, 1989 | |
Tùng Bách Mộc | 1950, 1951, 2010, 2011 | |
Thủy | Giản Hạ Thủy | 1936, 1937, 1996, 1997 |
Đại Khê Thủy | 1974, 1975, 2034, 2035 | |
Đại Hải Thủy | 1982, 1983, 2042, 2043 | |
Trường Lưu Thủy | 1952, 1953, 2012, 2013 | |
Thiên Hà Thủy | 1966, 1967, 2026, 2027 | |
Tuyền Trung Thủy | 1944, 1945, 2004, 2005 | |
Hỏa | Lư Trung Hỏa | 1926, 1927, 1986, 1987 |
Sơn Đầu Hỏa | 1934, 1935, 1994, 1995 | |
Tích Lịch Hỏa | 1948, 1949, 2008, 2009 | |
Sơn Hạ Hỏa | 1956, 1957, 2016, 2017 | |
Phú Đăng Hỏa | 1964, 1965, 2024, 2025 | |
Thiên Thượng Hỏa | 1978, 1979, 2038, 2039 | |
Thổ | Lộ Bàng Thổ | 1978, 1979, 2038, 2039 |
Đại Trạch Thổ | 1968, 1969, 2028, 2029 | |
Sa Trung Thổ | 1976, 1977, 2036, 2037 | |
Bích Thượng Thổ | 1960, 1961, 2020, 2021 | |
Thành Đầu Thổ | 1938, 1939, 1998, 1999 | |
Ốc Thượng Thổ | 1946, 1947, 2006, 2007 |
Quy luật ngũ hành tương sinh
Giải thích ngũ hành tương sinh là gì sẽ có nhiều cách. Đơn giản nhất là các vật thể muốn tồn tại và phát triển được thì cần có sự bồi đắp và nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Hoặc hiểu cách khác thì là vật này nâng đỡ cho vật kia lớn mạnh hơn. Vạn vật công hưởng tạo thành một vòng tròn tương sinh khép kín: Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ – Kim.
Kim sinh Thủy
Theo nghiên cứu hiện đại thì mọi kim loại sẽ có một nhiệt độ nóng chảy. Khi vượt qua ngưỡng nhiệt độ đó thì kim loại sẽ hóa thành thể lỏng như nước. Còn theo quan niệm thời xưa, quẻ Càn có hành Kim đại diện cho trời sẽ tạo ra mưa. Nhờ có mưa mà mới có nước để vạn vật sinh sôi. Đó chính là quy luật Kim sinh Thủy.
Thủy sinh Mộc
Cây cối sẽ không thể sinh sống và phát triển mà không có nước. Từ các thực vật đơn bào đến đa bào đều cần có nước. Yếu tố Thủy sẽ nuôi dưỡng và thúc đẩy Mộc lớn lên. Quan niệm ngũ hành thì đây chính là Thủy sinh Mộc.
Mộc sinh Hỏa
Mộc là gỗ mang tính ôn, ấm áp. Đây là mầm mống để sinh là lửa (Hỏa). Như bạn cũng đã biết cành cây khô, khi bị đốt cháy sẽ sinh ra lửa. Yếu tố Mộc là nhân tố để tạo ra cũng như nuôi dưỡng Hỏa phát triển ổn định. Vì vậy, Mộc sinh Hỏa được đưa vào trong lý giải quy luật tương sinh.
Hỏa sinh Thổ
Hỏa mang tính nóng, rực lửa. Bạn có thể hiểu đơn giản tức là vạn vật bị đốt cháy bởi lửa sẽ hóa thành tro bụi. Tro bụi sẽ vun đắp thành đất. Hai yếu tố Hỏa với Thổ xuất hiện quan hệ tương sinh là Hỏa tương sinh Thổ hay Hỏa sinh ra Thổ. Muốn có được đất thì cần phải có sự tồn tại của lửa cháy. Khi lửa tắt thì đất sẽ càng ngày càng nhiều lên.
Thổ sinh Kim
Tất cả các kim loại đều hình thành từ các quặng có trong các lớp đất đá. Trải qua hàng trăm triệu năm thì đất đã ấp ủ để tạo ra những kim loại có độ quý hiếm. Có thể nói rằng Kim chính là báu vật sinh ra từ lòng đất. Nếu không có yếu tố đất thì sẽ không tạo ra những kim loại đáng giá với vẻ đẹp và quý giá đến thế. Vi vậy, Thổ sinh Kim là điều mà ngũ hành tương sinh đã chiêm nghiệm ra.
Quy luật ngũ hành tương khắc
Ngược lại với ngũ hành tương sinh, vậy ngũ hành tương khắc là gì? Mối quan hệ ức chế lẫn nhau lần lượt giữa Kim – Mộc – Thổ – Thủy – Hỏa – Kim được gọi là quy luật tương khắc trong phong thủy ngũ hành. Quy luật này tồn tại xoay vòng và có 2 mối quan hệ tồn tại song song là: khắc và bị khắc. Điều này có tác dụng duy trì sự cân bằng tự nhiên nhưng nếu yếu tố khắc quá mạnh sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt.
Kim khắc Mộc
Kim loại với độ sắc nhọn có thể tạo ra các công cụ có thể khoan cắt vào cây cối. Ngoài sự kìm hãm phát triển thì yếu tố Kim còn có thể mang tính chất tiêu diệt mệnh Mộc.
Mộc khắc Thổ
Cây có thể đứng vững là nhờ bám vào đất đá. Trong quá trình tồn tại và phát triển thì mầm hoặc rễ cây với sức mạnh to lớn có thể xuyên qua những lớp đất đá rắn chắc nhất.
Thổ khắc Thủy
Đất đá có thể ngăn chặn được dòng nước chảy. Đồng thời nước chảy vào đất sẽ bị hấp thụ. Vì thế yếu tố Thủy được xem là bị khắc bởi yếu tố Thổ.
Thủy khắc Hỏa
Rất đơn giản, nước có thể dập tắt được lửa. Khi Hỏa ở gần Thủy thì yếu tố Hỏa sẽ bị suy yếu và kiệt quệ khó mà phát triển lên được.
Hỏa khắc Kim
Kim loại ở nhiệt độ cao sẽ bị nung nóng rồi tan chảy. Khi yếu tố Hỏa đủ lớn thì yếu tố Kim lúc này sẽ bị hạn chế khả năng, thậm chí còn thay đổi hoàn toàn thành một yếu tố khác.
Quy luật ngũ hành phản sinh – ngũ hành phản khắc
Nằm ngoài quy luật ngũ hành thông thường thì thực tế vẫn tồn tại những trường hợp đi ngược lại những nguyên tắc đã được nêu ra. Cụ thể được phân tích ngay dưới đây.
Ngũ hành phản sinh là gì
Tương sinh là quy luật tương trợ, yếu tố này là điều kiện thuận lợi để yếu tố kia phát triển. Tuy nhiên, có quá nhiều hỗ trợ đôi khi lại trở thành tai hại. Đó là yếu tố tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành phong thủy.
– Thổ sinh Kim nhưng nếu đất đá quá nhiều sẽ khiến kim loại bị lùi lấp, không thể được tìm thấy và khai thác.
– Kim sinh Thủy nhưng trường hợp Kim quá nhiều sẽ khiến nước bị vẩn đục.
– Thủy sinh Mộc mà nếu nước dư thừa sẽ khiến cây bị úng nước, còn nếu quá nhiều gây ra lũ cuốn trôi cả cây cối.
– Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Hỏa phát mạnh không thể kiểm soát được và gây hại.
– Hỏa sinh Thổ nhưng nếu hỏa quá lớn mạnh thì Thổ cũng sẽ bị thiêu đốt và khó hồi phục.
Ngũ hành phản khắc là gì
Nếu nội lực của yếu tố bị khắc lớn hơn yếu tố khắc thì khả năng hạn chế sẽ không phát huy tác dụng, có trường hợp còn khiến bị tổn thương ngược lại đó là ngũ hành phản khắc.
– Kim khắc Mộc nhưng cây cối quá cứng thì yếu tố kim sẽ không thể chặt hạ mà còn có thể bị mẻ, gãy.
– Mộc khắc Thổ nhưng đất đá quá nhiều sẽ khiến cây suy yếu, chậm phát triển.
– Thổ khắc Thủy nhưng nước nhiều và mạnh sẽ khiến đất sói món, sạt lở
– Thủy khắc Hỏa nhưng lửa đang lớn mạnh mà nước không đủ thì cũng ko những ko dập tắt được lửa mà nước cũng phải cạn.
– Hỏa khắc Kim nhưng kim loại quá bền chắc mà lửa yếu thì cũng không thể khắc chế được mà tính Hỏa còn có thể bị dập tắt.
Ứng dụng của quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc
Dù trong cuộc sống hiện đại thì ngày nay ngũ hành tương sinh tương khắc vẫn gắn liền với nhiều mặt trong sinh hoạt của mỗi con người
Ngũ hành tương sinh đối với hôn nhân
Có nhiều người cho rằng, ngũ hành tương sinh hay tương khắc là yếu tố quyết định đến hạnh phúc lâu dài của đôi vợ chồng đó. Họ có thể gắn bó, hòa hợp được với nhau hay không sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều từ quy luật ngũ hành. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến hòa khí gia đình và thậm chí là cả bố mẹ của hai bên.
Nếu vợ chồng hợp mệnh, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn chắc chắn là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên nếu khắc mệnh thì người ta quan niệm “chồng khắc mệnh vợ sẽ không sao, nhưng vợ khắc mệnh chồng sẽ xấu”. Ví dụ, chồng mệnh Thủy lấy vợ mệnh Hỏa sẽ không sao. Tuy nhiên ngược lại chồng mệnh Hỏa lấy vợ mệnh Thủy sẽ lại là điều kiêng kỵ và không nên.
Trường hợp 2 người khắc mệnh lấy nhau thì cách để trung hòa và làm giảm xung đột trong trường hợp này là có thêm thành viên trong gia đình mang một yếu tố trung gian. Trường hợp một gia đình có người chồng mệnh Mộc và người vợ mệnh kim. Trong quan hệ ngũ hành tương khắc, Kim khắc Mộc. Cách để hóa giải trong trường hợp này phù hợp nhất là sinh một người con có mệnh Thủy để dung hòa các xung khắc.
Xét về độ tương hợp trong công việc, quan hệ xã hội
Một người nếu muốn có sự thăng tiến, phát đạt thì không thể không có công việc và các quan hệ xã hội. Để mọi việc diễn ra thuận lợi thì khi làm việc với những người hợp mệnh sẽ khiến công việc làm ăn phát triển, quan hệ tốt đẹp hơn. Trường hợp, đối tác, khách hàng là những người khắc mệnh nhau thì nên tìm kiếm một người có yếu tố dung hòa để hai bên có tiếng nói chung. Điều này sẽ giúp cuộc trò chuyện ít xảy ra xung đột và tranh cãi hơn.
Tất nhiên, trong các trường hợp khác nhau thì lý giải ngũ hành tương sinh hay tương khắc cũng chỉ mang tính chất tương đối. Có nhiều cách khác nhau để giải quyết những xung đột có thể xảy ra. Bạn cũng không cần phải quá lo ngại mà nên xem xét đến nhiều yếu tố khác nữa để đưa ra quyết định chính xác nhất cho bản thân.
Quan hệ ngũ hành trong lựa chọn màu sắc
Màu sắc trong phong thủy ngũ hành chủ yếu hướng đến việc cân bằng yếu tố Âm – Dương để đạt được sự hài hòa. Màu sắc vận dụng đúng, lựa chọn màu hợp mệnh sẽ tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế những bất lợi từ môi trường xung quanh tác động đến cuộc sống của bạn.
Trong cuộc sống, màu hợp bản mệnh có thể ảnh hưởng đến cách bạn lựa chọn màu sắc của: trang phục, xe cộ, sơn nhà… Nếu bạn đang muốn sử dụng màu sắc hợp phong thủy để điều chỉnh cuộc sống thì cần hiểu ý nghĩa đằng sau mỗi màu sắc với từng cung mệnh. Năm yếu tố cơ bản trong ngũ hành mang thuộc tính khác nhau và mỗi màu sắc sẽ tạo ra những tác động riêng.
Mỗi mệnh sẽ nên chọn màu của bản mệnh và màu của mệnh thuộc quy luật ngũ hành tương sinh. Những màu sắc không nên chọn là màu thuộc mệnh khắc chế thuộc quy luật ngũ hành tương khắc. Bạn có thể tham khảo bảng tra màu sắc hợp mệnh sau đây.
Phong thủy nhà ở chuẩn ngũ hành tương tương sinh
Chọn đất, xây dựng nhà cửa là việc trọng đại đối với mỗi con người. Mỗi gia chủ khi tiến hành xây dựng nhà ở ngoài việc tìm hiểu các thiết kế nhà đẹp thì cũng cần xem hướng đất, hướng nhà hợp mệnh tính theo ngũ hành. Nếu công trình có thiết kế phù hợp với mệnh sẽ giúp gia chủ có được vượng khí, tài lộc. Ngược lại nếu trái chọn hướng không hợp mệnh thì dễ dẫn đến tai ương, bệnh tật.. những điều không may mắn.
Dưới đây là tổng hợp mỗi hướng hợp với các các gia chủ thuộc các mệnh trong ngũ hành phong thủy.
– Mệnh Mộc: Hướng Đông, Nam và Đông Nam
– Mệnh Kim: Hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
– Mệnh Thủy: Hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
– Mệnh Hỏa: Hướng Nam
– Mệnh Thổ: Hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Chọn cây hợp mệnh phong thủy ngũ hành
Xu hướng đưa cây xanh vào không gian sống hiện nay cũng rất cần thiết và phổ biến. Con người muốn được gần gũi với thiên nhiên, được thư giãn trong bầu không khí trong lành thì thật tuyệt vời phải không. Tuy nhiên để mọi điều trở nên hoàn hảo thì chọn cây hợp mệnh phong thủy theo ngũ hành tương sinh tương khắc cũng nên được quan tâm. Cụ thể.
– Người mệnh Kim chọn cây: bạch mã hoàng tử, lan ý, ngọc ngân… Ngoài ra, nên tham khảo chọn thêm cây của mệnh Thổ (mệnh tương sinh)và tránh chọn cây của mệnh Hỏa (mệnh khắc).
– Người mệnh Mộc chọn cây: ngọc bích, vạn niên thanh, trường sinh… Ngoài ra, nên tham khảo chọn thêm cây của mệnh Thủy (mệnh tương sinh)và tránh chọn cây của mệnh Kim (mệnh khắc).
– Người mệnh Thủy chọn cây: phát tài, phát lộc, cây họ tùng… Ngoài ra, nên tham khảo chọn thêm cây của mệnh Kim (mệnh tương sinh)và tránh chọn cây của mệnh Thổ (mệnh khắc).
– Người mệnh Hỏa chọn cây: trầu bà đế vương, đa búp đỏ, vạn lộc… Ngoài ra, nên tham khảo chọn thêm cây của mệnh Mộc (mệnh tương sinh)và tránh chọn cây của mệnh Thủy (mệnh khắc).
– Người mệnh Thổ chọn cây: lưỡi hồ, ngũ gia bì, hồ điệp… Ngoài ra, nên tham khảo chọn thêm cây của mệnh Hỏa (mệnh tương sinh)và tránh chọn cây của mệnh Mộc (mệnh khắc).
Ứng dụng khác tính theo ngũ hành tương sinh tương khắc
Ngoài một số ứng dụng phổ biến đã kể trên thì ngũ hành phong thủy còn được biết đến trong việc xác định mùa, vị, tình trí… và cả các bộ phận trên cơ thể để nghiên cứu trong y học và các phương pháp chữa bệnh. Cụ thể được liệt kê trong bảng sau:
Yếu tố |
Ngũ hành |
||||
Mộc |
Hỏa |
Thổ |
Kim |
Thủy |
|
Hóa sinh |
Sinh |
Trưởng |
Hóa |
Thu |
Tàng |
Mùa |
Xuân |
Hạ |
Trưởng Hạ |
Thu |
Đông |
Sắc |
Xanh |
Đỏ |
Vàng |
Trắng |
Đen |
Tình trí |
Giận |
Vui |
Lo |
Buồn |
Sợ |
Vị |
Chua |
Đắng |
Ngọt |
Cay |
Mặn |
Con số |
1,3 |
3,4,9 |
2,5,8 |
6,7 |
1,4,6,7 |
Khí |
Phong |
Thử |
Thấp |
Táo |
hàn |
Tạng |
Can |
Tâm |
Tỳ |
Phế |
Thận |
Ngũ thế |
Cân |
Mạch |
Cơ |
Da lông |
Cốt |
Ngũ quan |
Mắt |
Lưỡi |
Miệng |
Mũi |
Tai |
Tổng kết về ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc
Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn lý giải các quy luật trong phong thủy liên quan đến ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Các quy luật và cung mệnh này được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống con người. Ngoài các thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ tại bài viết này thì mỗi khía cạnh khác nhau sẽ còn có những bài phân tích chuyên sâu. Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại chuyên mục tư vấn phong thủy của chúng tôi nhé.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm:
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1966. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1967. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1968 Mậu Thân. Trong Bát...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1969. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1970. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1971. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1972. Trong Bát Trạch Tam...
Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1973. Trong Bát Trạch Tam...
Liên hệ ký gửi nhà đất