Cải thiện phong thủy nhà bếp tránh vận rủi

Cải thiện phong thủy nhà bếp tránh vận rủi

Cải thiện phong thủy nhà bếp tránh vận rủi

Theo phong thủy, bếp chính là "trái tim của ngôi nhà", là nơi giữ lửa cho tổ ấm, chăm sóc từ thể chất đến tinh thần của mọi người trong gia đình.

Bếp là một trong những căn phòng quan trọng nhất của ngôi nhà và phong thủy phòng bếp cũng rất khó để thiết kế. Bếp thể hiện lối sống của gia đình bạn nhiều và rõ nét hơn bất kỳ căn phòng nào khác.

Đây là nơi chuẩn bị và lưu trữ thức ăn. Thức ăn là nguồn chính đối với sức khỏe của cả gia đình và các đầu bếp nên luôn luôn bình tĩnh và tập trung, nếu không, thức ăn sẽ không được ngon.

Vị trí tốt nhất của phòng bếp theo phong thủy chính là hướng Đông hoặc Đông Nam. Theo đó, bạn có thể thức dậy cùng mặt trời mỗi ngày. Những căn bếp hướng Nam nên có các yếu tố thuộc nhóm Thổ như sàn nhà làm bằng đá hoặc một vài chậu cảnh bằng đá để cân bằng yếu tố nhóm Hỏa. Các yếu tố nước cũng rất phù hợp để trang trí tại đây.

Nếu bạn có thể nhìn thấy phòng bếp ngay khi bước vào nhà thì mọi người trong nhà bạn luôn nghĩ đến việc ăn uống, tủ lạnh luôn trong tình trạng sạch trơn và mọi người luôn cảm thấy đói bụng.

Một vài lời khuyên dành cho phong thủy phòng bếp:

- Phong thủy phòng bếp phải sạch sẽ, thoáng mát và ngăn nắp. Sự giàu có và sức khỏe sẽ không đến và lưu lại trong một căn bếp bẩn thỉu. Loại bỏ hoàn toàn những thứ bạn không sử dụng. Để tạo điều kiện cho các dòng khí tốt lưu thông thuận tiện cần giữ cho các bề mặt được gọn gàng, thông thoáng. Không để bát đĩa bẩn tràn lan xung quanh bếp. Xếp gọn các thiết bị nhà bếp như ấm đun nước, máy pha cà phê, máy nướng bánh mỳ... sát vào tường sau khi sử dụng.

- Chắc chắn hệ thống đường ống nước và thoát nước hoạt động chính xác và khuất khỏi tầm mắt.

- Luôn luôn nấu ăn với tâm trạng tốt, vui vẻ và thoải mái. Nếu bạn không cảm thấy vui vẻ để nấu nướng, hãy cân nhắc đến việc đi ăn ở bên ngoài.

- Các thiết bị điện tử và bếp nấu đều hoạt động tốt, không bị hỏng hóc.

- Phòng bếp nên có một chiếc gương. Nếu không có gương, bạn có thể treo một vài bức tranh phong cảnh trên tường để thay thế.

- Nếu phòng bếp nằm trong phòng khách thì cần ngăn cách hai khu vực này bằng đồ nội thất, cây xanh hoặc các thủ pháp sàn nhà như thiết kế độ cao sàn khác nhau.

- Diện tích tối thiểu của một phòng bếp là 8m2.

- Mỗi gia đình chỉ được có duy nhất một “trái tim của ngôi nhà”. Hai phòng bếp chỉ được sử dụng khi một trong hai là tạm thời, ví dụ như căn bếp ngoài trời vào dịp nghỉ hè.

- Nếu bạn không muốn tiền bạc thất thoát thì hãy giữ cho bếp nấu và lò nướng luôn luôn sạch sẽ.

- Tất cả dao và kéo nên được cất giữ sao cho các đầu nhọn quay xuống dưới hoặc khuất tầm mắt.

- Phải nhớ thu gom và đổ hết rác bẩn hàng ngày.

- Bạn có thể sử dụng những màu sắc tươi sáng trong bếp. Những màu sắc mạnh mẽ, thuần khiết có liên quan trực tiếp đến năng lượng dương. Do đó, nếu phòng bếp của bạn đang sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, màu pastel thì hãy thêm vào một vài điểm nhấn tươi sáng để thu hút năng lượng dương.

- Một bề mặt phản chiếu phía sau bếp nấu cho phép bạn quan sát xem có ai bước vào bếp hoặc làm gì sau lưng bạn trong khi nấu nướng hay không. Nên treo một chiếc chuông gió hoặc sản phẩm tạo âm thanh khác ở cửa ra vào.

- Các vật dụng sắc nhọn như dao… nên được cất ở những nơi kín đáo, đó có thể là trong ngăn kéo của tủ bếp.

- Trong phòng bếp luôn luôn xảy ra sự “xung đột” giữa hai yếu tố nước và lửa. Lò nướng, bếp nấu, lò vi sóng, máy nướng bánh mỳ… đại diện cho lửa. Bồn rửa bát, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát… đại diện cho nước. Bạn có thể đặt lò nướng và bồn rửa bát ở cùng một bức tường, nhưng chúng phải được ngăn cách bởi một bề mặt có kích thước tối thiểu là 45cm.

- Nếu có thể hãy ăn trong phòng ăn. Tránh việc ăn uống trong bếp bởi vì nguồn năng lượng dương ở đây không tốt cho việc tiêu hóa. Nếu không có khu vực ăn uống riêng biệt thì đánh dấu góc ăn uống bằng tủ bếp hoặc đồ nội thất khác và sử dụng màu sắc cũng như vật liệu mềm mại.

- Theo phong thủy, phòng bếp nên có những đồ dùng đại diện cho cả năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

- Kiểu đèn sân khấu rất lý tưởng cho phòng bếp vì chúng không tạo ra bóng tối.

- Không nên sử dụng vật liệu kính trong suốt để làm cửa phòng bếp. Thay thế bằng loại kính mờ sẽ tốt hơn.

- Cửa phòng bếp không nên nằm trên một đường thẳng với cửa trước hoặc cửa sau vì nó có thể gây ra bệnh tật và mất mát tiền bạc. Cửa phòng bếp cũng không nên ở trên cũng một bức tường với phòng ngủ. Cửa phòng bếp không nên tạo thành một đường thẳng với cửa trước và cửa sổ để tránh cho các luồng khí trong nhà chuyển động quá nhanh. Giữ cho cửa phòng bếp luôn đóng mỗi khi ra vào hoặc tạo ra rào cản bằng đồ nội thất, những chậu cây cảnh to lớn…

- Tủ lạnh không nên đặt ở bức tường đối diện với cửa phòng bếp. Vị trí tốt nhất là ở bên trái hoặc bên phải cánh cửa.

­- Bếp là khu vực nấu nướng, thú cưng có thể ăn và uống trong phòng bếp nhưng không được đi vệ sinh ở đây.

- Phòng tắm, nhà vệ sinh không nên bố trí gần phòng bếp, bởi vì nó gây ra sự xung đột giữa nước và lửa. Ngoài ra, còn có một vài vấn đề liên quan đến sức khỏe.

- Tiếng ồn của các thiết bị nhà bếp, bao bì đựng thực phẩm bị bẩn, rủi ro từ việc sử dụng các loại hóa chất làm sạch và các loại hóa chất được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm… đều làm giảm hạnh phúc và cảm xúc của bạn.

- Phòng bếp không bao giờ là nơi để diễn ra những cuộc cãi vã.

- Cố gắng không dành quá nhiều thời gian trong bếp. Chuẩn bị đồ ăn và thưởng thức nó trong phòng ăn hoặc khu vực bàn ăn.

- Tránh sử dụng loại đèn ánh sáng neon vì nó có năng lượng có lạnh lẽo và đôi khi chế độ nhấp nháy có thể làm bạn đau đầu.

- Nếu có phòng ngủ phía trên phòng bếp, cần chắc chắn giường ngủ không đặt trực tiếp trên bếp nấu. Điều này có thể gây ra một số bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng, ho, đau đầu… Nếu không thể di chuyển giường ngủ, đặt một tấm kim loại màu bạc dưới giường, quay bề mặt sáng bóng xuống dưới. Tấm kim loại phải đủ rộng để bảo về phần đầu và ngực của người nằm trên giường.

Bạn có thể đặt một vài chiếc bát/chậu bằng kim loại chứa đầy nước trên bếp vào ban đêm. Bề mặt kim loại sáng tượng trưng cho nước sẽ dập tắt lửa.

Phong thủy đồ nội thất trong phòng bếp:

- Các bề mặt phòng bếp nên có cạnh tròn. Các cạnh sắc nhọn được đánh giá là không tốt đối với phong thủy phòng bếp. Quá nhiều cạnh sắc nhọn có thể dẫn đến sự căng thẳng giữa mọi người. Cạnh sắc nhọn thường là vấn đề rắc rối. Cạnh của các thiết bị nhà bếp, dao, tủ bếp… “phát ra” năng lượng khó chịu.

- Bếp nấu, bồn rửa bát và tủ lạnh nên tạo thành một hình tam giác. Nó tránh sự xung đột giữa các yếu tố nước và lửa và cho phép bạn dễ dàng di chuyển giữa ba nơi quan trọng nhất trong bếp. Các yếu tố nước và lửa cần được ngăn cách bởi một bề mặt khác, ít nhất từ 45 – 60 cm. Đặt những chậu cây thảo một tươi tốt, một rổ trái cây tươi hoặc một chiếc thớt gỗ ở giữa bếp nấu và bồn rửa bát.

- Nên sử dụng gỗ tự nhiên để thiết kế bề mặt bếp.

- Bếp nấu cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

- Thử thiết kế các đường cong mềm mại trong bếp.

- Đồ nội thất tồi tệ nhất trong bếp chính là tủ tường trên cao vì bạn rất dễ va đầu vào nó.

- Đặt bàn ăn ở vị trí mà tất cả mọi người đều có thể quan sát được cánh cửa.

- Bếp nấu và lò nướng không nên đặt trực tiếp bên dưới cửa sổ trần hoặc cửa sổ thông gió vì nó làm cho năng lượng tốt của thức ăn thoát ra ngoài.

- Bếp nấu, bồn rửa bát và bàn ăn không nên đặt dưới những thanh rầm, xà nhà. Treo một vài đồ trang trí lên rầm, xà nhà như đèn hoặc cây cảnh.

- Tủ lạnh hoặc tủ đựng đồ kê sát cửa quá cao sẽ cản trở dòng chảy tự nhiên của năng lượng tốt.

- Quá nhiều đồ nội thất sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi di chuyển và có thể gây ra tai nạn. Nếu bạn phải cúi xuống mỗi lần mở tủ lạnh, bạn có thể muốn tránh sử dụng nó. Nhưng đồ ăn cần được bảo quản sao cho tươi ngon nhất, vì vậy, cần bố trí đồ nội thất thuận tiện nhất có thể.

- Những chiếc tủ bếp cao quá tầm mắt có thể khiến bạn cảm thấy chán nản vì không thể quan sát được bên trong. Trong trường hợp này, hạ thấp chiều cao của tủ bếp hoặc chuyển sang các loại kệ mở sẽ tốt hơn.

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm:

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1966 (Bính Ngọ)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1966 (Bính Ngọ)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1966. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹo cho tuổi 1967 (Đinh Mùi)
Phong thủy nhà đẹo cho tuổi 1967 (Đinh Mùi)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1967. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1968 (Mậu Thân)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1968 (Mậu Thân)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1968 Mậu Thân. Trong Bát...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1969 (Kỷ Dậu)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1969 (Kỷ Dậu)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1969. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1970 (Canh Tuất)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1970 (Canh Tuất)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1970. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1971 (Tân Hợi)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1971 (Tân Hợi)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1971. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1972 (Nhâm Tý)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1972 (Nhâm Tý)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1972. Trong Bát Trạch Tam...

Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1973 (Quý Sửu)
Phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1973 (Quý Sửu)

Tư vấn phong thủy nhà đẹp cho tuổi 1973. Trong Bát Trạch Tam...

Liên hệ ký gửi nhà đất